Là một triệu chứng thường gặp của chị em phụ nữ. Vậy làm sao chị có thể xóa tan nỗi lo về đau bụng kinh? Xem ngay để biết bí quyết này ...
- Bàn thờ thần tài đẹp giá rẻ, mẫu mã đẹp ngoài ra còn có Tuong go di lac
- Dịch vụ chuyển phát nhanh viettel đang có chương trình khuyến mãi
Khái niệm - triệu chứng
- Đau bụng kinh là triệu chứng đau vùng chậu có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Bệnh nhân có cảm giác đau tức nặng bụng dưới (vùng hạ vi). Cảm giác đau ngoài khung chậu, có thể thấy đau lưng kèm theo đau đầu và đau các chi. Người bị nặng có thể thấy đau bụng dữ dội, sắc mặt tái đi, chân tay lạnh, thậm chí có thể dẫn đến hôn mê.
- Đau bụng kinh cũng có thể liên quan với các triệu chứng toàn thân khác như chóng mặt, mất ngủ và các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
- Tỷ lệ phụ nữ bị đau bụng kinh rất cao chiếm tới 72% (có ít nhất một cảm giác khó chịu nào đó có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt). Đau bụng kinh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày khiến chị em phải nghỉ học, nghỉ làm.
Nguyên nhân
- Yếu tố thần kinh: Một số chị em phụ nữ quá mẫn cảm với cảm giác đau.
- Các bệnh phụ khoa: Vị trí nội mạc tử cung bất thường, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung..., đặt vòng tránh thai trong tử cung cũng có thể dẫn đến đau bụng.
► Do tử cung không bình thường:
- Tử cung phát triển không tốt kết hợp với sự cung ứng máu bất thường gây thiếu máu, thiếu oxi cho tử cung gây đau bụng.
- Vị trí của tử cung không bình thường cũng ảnh hưởng đến lưu thông máu kinh, gây đau bụng.
- Tử cung quá co thắt, cơn co thắt tử cung kéo dài và không dễ dàng thả lỏng lại bình thường cũng sẽ gây đau bụng kinh.
- Tử cung co thắt không bình thường dẫn đến các cơ tử cung thiếu máu, dẫn đến sự co thắt các cơ gây đau bụng.
- Ống cổ tử cung quá hẹp, kinh nguyệt lưu thông bị trở ngại gây đau bụng.
► Do di truyền: Con gái bị đau bụng kinh có mối liên quan nhất định đến người mẹ.
- Yếu tố nội tiết: Đau bụng trong kì kinh nguyệt có liên quan đến sự gia tăng của progesterone.
- Vận động quá mạnh, trúng gió hoặc bị cảm lạnh trong kì kinh nguyệt đều gây đau bụng kinh.
- Môi trường ô nhiễm: Sống ở những nơi chịu những kích thích từ không khí của những chất hóa học hoặc công nghiệp như: xăng, dầu, hương nến… cũng gây nên đau bụng kinh.
- Những người có kinh nguyệt lần đầu, áp lực tâm lý quá lớn, ngồi lâu gây tuần hoàn máu kém, máu kinh không lưu thông, thích ăn đồ lạnh... cũng có thể gây đau bụng kinh.
Phòng và trị bệnh
- Chú ý chế độ ăn uống từ 3 đến 5 ngày trước kỳ kinh nguyệt: Nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu trước khi đến kỳ kinh nguyệt từ 3-5 ngày. Tránh thực phẩm tươi sống, thực phẩm nhiều gia vị hay những thực phẩm lạnh có thể kích thích tử cung, ống dẫn trứng hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau bụng.
- Nên ăn thực phẩm chua: Những thực phẩm có hương vị chua như bắp cải muối, salad, nộm, canh chua... là những thực phẩm hỗ trợ tốt trong việc giảm cơn đau do kinh nguyệt.
- Thường xuyên tiêu thụ trái cây và rau củ: Việc này giúp lưu thông máu và khí huyết trong cơ thể. Giữ chế độ ăn uống cân bằng giữa thức ăn mặn và ngọt vì chúng có thể gây đầy hơi. Nếu được hãy ăn thành nhiều bữa cho dễ tiêu hóa.
- Tăng cường các bài tập thể dục thể chất phù hợp: Tránh lao động nặng nhọc và tăng cường các bài tập tập thể dục phù hợp có thể giúp làm giảm bớt triệu chứng của đau bụng kinh.
- Tránh thực phẩm có chứa caffeine: Những thực phẩm này thường gây ra sự khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt. Cà phê có chứa dầu dễ kích thích ruột non. Nếu trong thời kỳ hành kinh bạn còn dễ bị phù nề thì nên tuyệt đối tránh rượu vì có thể làm trầm trọng thêm vấn đề này.
- Không sử dụng thuốc lợi tiểu: Nhiều phụ nữ tin rằng thuốc lợi tiểu có thể làm giảm sưng và khó chịu kinh nguyệt, nhưng trong thực tế, thuốc lợi tiểu lại góp phần loại bỏ khoáng chất cùng với nước trong cơ thể, do đó khiến các triệu chứng nặng hơn như đã giải thích ở trên.
- Giữ ấm cơ thể: Việc này sẽ thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn cơ bắp, đặc biệt là sự co thắt và tắc nghẽn trong các khu vực vùng chậu. Nên uống nhiều nước ấm, dùng túi giữ nhiệt, ủ nóng hay chai nước nóng để đặt lên bụng trong một vài phút giúp giảm cơn đau đáng kể.
- Massage nhẹ: Nên massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh. Việc này sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.
Xu hướng hiện nay thiên về sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên trong việc hỗ trợ giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn đồng thời giúp người phụ nữ khỏe hơn, da dẻ hồng hào tươi sáng.