» » Sốt xuất huyết ở trẻ: nguyên nhân, giai đoạn tiến triển

Thời gian gần đây, dịch sốt xuất huyết đang bùng phát tại các tỉnh Nam và Trung Bộ. Khi trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết rất nhiều người nghĩ đó chỉ là sốt virus thông thường nên chủ quan không cho trẻ đi thăm khám, dẫn đến những nguy cơ để lại biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng chamconkhoe.com.vn tìm hiểu về chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ để các bậc phụ huynh có kiến thức chăm bé tốt hơn.

Sốt xuất huyết ở trẻ

Sốt xuất huyết được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào loại bệnh đáng quan tâm nhất do muỗi truyền nhiễm. Đây là bệnh lan truyền với tốc độ rất nhanh, ước tính số ca bệnh tăng lên hơn 30 lần trên toàn cầu trong 50 năm qua.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên. Virus này truyền từ người bệnh sang người lành thông qua vật chủ trung gian là muỗi vằn Aedes Aegypti . Nếu chẳng may bị loại muỗi này đốt và truyền mầm bệnh vào cơ thể, chỉ trong 4 – 5 ngày sau, bạn sẽ mắc phải bệnh sốt xuất huyết.
Muỗi vằn Aedes Aegypti sống chính tại các vũng nước đọng nhân tạo như lu nước, bể nước, các chậu cây thủy sinh, ….Loại muỗi này là những kẻ hút máu ban ngày, chúng thường hoạt động và các giờ sáng sớm và chiều tà trước khi mặt trời lặn. Đây cũng chính là thời điểm trẻ hay vui đùa chính vì vậy mà trẻ rất dễ mắc sốt xuất huyết khi chơi ở những nơi thiếu ánh sáng.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt xuất huyết

Như đã nói ở trên, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm và lây lan qua loài muỗi vằn Aedes Aegypti. Muỗ vằn Aedes Aegypti đốt khi chứa virus gây bệnh là nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ mắc sốt xuất huyết.
Ngoài ra nguyên nhân gián tiếp khiến trẻ mắc bệnh chính là:
  • Trẻ rất hiếu động thường chạy nhảy, hoạt động liên tục mồ hôi ra nhiều cho muỗi dễ phát hiện và tìm cách tấn công trẻ.
  • Bản tính trẻ thích tìm tòi, khám phá nên hay chơi đùa trong các góc khuất, tối là nơi trú ngụ thường xuyên của muỗi.
  • Trẻ  chưa có ý thức phòng ngừa muỗi đốt hoặc biết cách xua đuổi muỗi nên “vô tư” để muỗi chích mà không hay biết.
  • Sức đề kháng yếu của trẻ còn yếu chính vì vậy khi bị muỗi đốt không thể đẩy lùi được virus chính vì vậy dễ hình thành bệnh và cũng dễ để lại biến chứng  nguy hiểm hơn người lớn.

Các giai đoạn tiến triển bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Trẻ mắc sốt xuất huyết sẽ bước qua 3 giai đoạn tiến triển của bệnh bao gồm:

1. Giai đoạn khởi phát (giai đoạn sốt)

Sốt là triệu chứng khởi phát đầu tiên của bệnh. Cũng chính triệu chứng này dễ khiến cha mẹ dễ nhầm lẫn sốt xuất huyết với các bệnh lý khác. Bước vào giai đoạn khởi phát trẻ thường có những triệu chứng sau:
  • Trẻ sốt cao liên tục trên 38 độ thậm chí lên tới 40 độ
  • Quấy khóc
  • Bỏ bú, chán ăn
  • Buồn nôn, nôn trớ
  • Mệt mỏi
  • Sung huyết ở da (xuất huyết ở lỗ chân lông)
  • Chảy máu chân răng.
Một số trẻ lớn hơn, nhận thức tốt hơn có thể phản ánh mình bị nhức đầu, đau hốc mắt, mệt mỏi, đau nhức khắp các cơ và khớp. Và đặc biệt, dấu hiệu mà bố mẹ dễ nhận biết nhất đó là tình trạng da sung huyết, xuất hiện những đốm đỏ dưới chân lông trẻ. Bên cạnh đó, một số bé còn bị xuất huyết đường tiêu hóa, nôn hay đi ngoài ra máu.
Biểu hiện của trẻ sốt xuất huyết

2. Giai đoạn nguy hiểm

Sau giai đoạn khởi phát thì chính là giai đoạn nguy hiểm nhất. Bước vào giai đoạn này trẻ có thể còn sốt cao hoặc đã hạ sốt tuy nhiên lúc này virus đã suy yếu hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu, tiểu cầu đã giảm đáng kể… Tại giai đoạn này trẻ có thể có những triệu chứng sau:
  • Dịch tràn phổi khiến bé sưng phù ở bụng
  • Xuất huyết nghiêm trọng
  • Phù nề vùng ổ mắt
  • Tiểu ra máu
  • Chảy máu mũi
  • Tụt huyết áp
  • Đầu, tứ chi lạnh.
Ở giai đoạn nguy hiểm này, xét nghiệm máu thấy lượng tiểu cầu giảm mạnh chỉ còn dưới 100.000/mm3, trường hợp nặng bé có thể bị rối loạn đông máu và nặng hơn là dẫn đến tử vong.

3. Giai đoạn hồi phục

Sau 2 – 3 ngày qua khỏi giai đoạn nguy hiểm, trẻ sẽ hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều. Khi xét nghiệm máu, số lượng bạch cầu tăng lên, số lượng tiểu cầu dần trở về bình thường, muộn hơn so với số lượng bạch cầu. Một số triệu chứng có thể gặp là:
  • Bé đã hạ sốt
  • Có cảm giác thèm ăn, khát nước
  • Số lượng tiểu cầu, bạch cầu tăng lên (khi làm xét nghiệm).
  • Xem thêm

About Bồ Cào

«
Next
This is the most recent post.
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn